14:09 ICT Thứ sáu, 29/03/2024 NGÀY HỘI THIẾU NHI VUI KHỎE | CHUYÊN ĐỀ BÀN TAY NẶN BỘT | GIAO LƯU TUỔI THƠ KHÁM PHÁ | NGÀY HỘI SÁCH 2017 | KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2016 - 2017 | Dạy con | TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC HÒA TỔ CHỨC LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2015 - 2016 | NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH | TỔ CHỨC “NGÀY HỘI THIẾU NHI VUI KHOẺ- TIẾN BƯỚC LIÊN ĐOÀN” | GIAO LƯU TUỔI THƠ KHÁM PHÁ KHỐI 4-5 | 

QUAN TÂM NHIỀU NHẤT

VIDEO

Loading the player...

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 215233

Trang nhất » Tin Tức » Diễn đàn giáo dục » Tâm sự Nhà giáo

Có nên chạy theo "mốt" trong dạy học ở tiểu học ?

Thứ hai - 21/09/2015 19:32
Suy nghĩ về dạy học TIểu học hiện nay

Có nên chạy theo "mốt" trong dạy học ở tiểu học ?

Nói đến “mốt” người ta thường nghĩ đến thời trang. Thế mà trong dạy học ở một số trường tiểu học hiện nay, một số giáo viên cũng thích chạy theo “mốt” đấy. Chả là những hình thức dạy học mới như : dạy theo nhóm, dạy dùng đèn chiếu, máy tính, dạy trên phiếu, dạy “học mà chơi - chơi mà học” ... quả là có hấp dẫn, mới mẻ và đang được khuyến khích. Song việc gì cũng vậy, nếu làm đúng ý nghĩa, mức độ phù hợp và thật sự có hiệu quả thì việc đó nên làm và cần làm tích cực. Tôi có dự một số giờ ở Tiểu học, thấy có nhiều chuyện liên quan đến điều đáng nói ở trên. Nêu ra đây tôi không có ý định phủ định cái mới trong dạy học, mà muốn cùng trao đổi với các đồng nghiệp để ta cùng điều chỉnh, sao cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học có hiệu quả và đích thực.

10001076
 

CÂU CHUYÊN THỨ NHẤT:

Không biết tự bao giờ khẩu hiệu “Học mà chơi - Chơi mà học” lại được các trường Tiểu học hưởng ứng quá đến thế. Phải chăng là để giờ học “hồn nhiên” hơn, hay là để “giảm tải” ở Tiểu học ? Cái yếu tố “chơi” trong dạy học nếu sử dụng đúng lúc, vừa mức độ sẽ gây hứng thú học tập và góp phần làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ được tích cực, nhẹ nhàng hơn. Song nếu quá lạm dụng thì ta đã “mẫu giáo hóa” tuổi học đường mà bắt đầu từ tiểu học, tuổi đó đã dần dần lấy học làm chủ đạo, chơi chỉ nhằm cho việc học được tốt hơn mà thôi.
Tôi có dự một giờ dạy mà giáo viên cho “chơi” nhiều quá. Bài dạy là “phép trừ trong phạm vi 7”. Vào đầu tiết học, giáo viên cho học sinh chơi trò “chỉ tên - nói ngay” để “khởi động” (học sinh A hỏi : 6 cộng 1 bằng mấy ? Chỉ sang học sinh B, B lập tức trả lời : 6 cộng 1 bằng 7, rồi chỉ tiếp học sinh C : 4 cộng 3 bằng mấy ? Học sinh C trả lời và cứ tiếp tục như vậy với các bạn khác, một cách hết sức tự động cho đến khi cô giáo viết xong đầu bài học trên bảng). Tôi hiểu giáo viên cho chơi là để kiểm tra bài cũ “Phép cộng trong phạm vi 7”, sau đó giáo viên sẽ dẫn vào bài mới. Song khi học sinh “khởi động” như vậy, các em hình như làm việc vô thức, ai nói sai, đúng, thậm chí có em “lạc” sang phép tính 6 + 2 = 8, 7 - 1 = 6 mà bài sẽ học, cũng chẳng sao vì không có ai điều khiển ! Giờ học tiếp diễn được khoảng 15 hay 20 phút gì đó, học sinh lại được chơi, lần này chơi để “giải lao giữa tiết học”. Lẽ ra các em chỉ tham gia vài động tác thư giãn nào đó để tránh mệt mỏi do giờ học kéo dài, đằng này học sinh hết chơi “Tập tầm vông”, lại đến “Chim bay, cò bay”, ..., đứng lên, ngồi xuống nhiều lần. Nhìn các em vã mồ hôi sau khi chơi mà thấy cái sự chơi này cần điều chỉnh lại thật. Thế cũng chưa hết, đến cuối tiết học, giáo viên lại cho học sinh trò chơi nhằm củng cố bài. Thường là học sinh được cử ra hai đội đại diện nam, nữ khoảng 4 hay 5 em. Các em xếp hàng lần lượt làm nhanh phép tính trên các bảng phụ cho sẵn (chẳng hạn 7 - 1, 7 - 4, ...) theo kiểu “Tiếp sức” dưới sự cổ động của cả lớp (tất nhiên là hai phe nam, nữ) và giáo viên làm trọng tài. Nội dung phép tính thì đơn giản, sự củng cố kiến thức chẳng được là bao, nhưng cái chơi thì được học sinh thích thú quá mức. Lớp ồn ào hò reo theo các tiếng “cố lên, cố lên”, “đội nam chiến thắng, đội nữ chiến thắng” ... Sắp hết giờ, cả lớp đếm theo giáo viên như trên “VTV3” : Mười, chín, tám, ..., ba, hai, một. Cứ thế giờ học kết thúc trong tiếng cười vui vẻ của mọi người cùng dư âm sau bài học là ai thắng, ai thua !

 

CÂU CHUYỆN THỨ HAI:

Ở Tiểu học, hoạt động học tập trên đồ dùng, thiết bị học tập, sẽ tạo môi trường học tập thuận lợi để trẻ được hợp tác làm việc với nhau, hợp tác làm việc giữa trò và thầy, trẻ được nhìn, được nghe, được nói, và nhất là được làm, đó chính là các điều kiện để trẻ được biết, hiểu, nhớ và vận dụng được kiến thức một cách sâu sắc và chắc chắn. ở các cuộc thi giáo viên dạy giỏi... đâu đâu cũng nói đến "phải sử dụng đồ dùng dạy học". Một phong trào dạy học như vậy thật đáng quý, nếu nó phát huy đúng tinh thần, hiệu quả đích thực và phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền, của từng môi trường học tập của học sinh, nhất là học sinh Tiểu học. Tôi muốn nói về khía cạnh không nên sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học như là một sự "quá lạm dụng", còn hình thức và thiếu hiệu quả, thiết thực. Chẳng hạn, để dạy phép tính "9 + 1 = 10", có giáo viên cất công hái những bông hoa hồng rồi gài 9 bông hoa, gài thêm 1 bông hoa nữa lên bảng, tiếp đó lại lấy 9 que tính (bằng chiếc đũa) treo lên bảng, rồi treo tiếp 1 chiếc đũa nữa, (đấy là chưa kể có giáo viên lại phải vẽ vào tờ giấy to 9 lọ hoa với 1 lọ hoa nữa...) Cứ như vậy, GV sử dụng đồ dùng dạy học để "biểu diễn" trên bảng, HS cứ khoanh tay ngồi xem, rồi đồng thanh mà đọc to : "chín bông hoa thêm một bông hoa là mười bông hoa", "chín chiếc đũa thêm một chiếc đũa là mười chiếc đũa"... Cũng trong tiết đó, với kiểu dạng đó, GV còn phải dùng hết bảng phụ này đến tranh vẽ kia để sao chép lại tất cả các hình vẽ hoặc bài tập có trong SGK rồi đưa lên bảng to cho cả lớp nhìn, GV hướng dẫn HS làm bài. (Có giờ đếm được đến 10 thứ, đại loại như vậy). Thiết nghĩ, nếu GV cho HS tự lấy ra 9 que tính, thêm 1 que tính (trong hộp đồ dùng học tập của mỗi em), hoặc nơi khó khăn thì tự lấy 9 viên sỏi, thêm 1 viên sỏi (hoặc hạt nhãn, vải... gì đó cũng được), và nhất là ở giai đoạn phép tính trong phạm vi 10 - cuối năm học - thì chỉ cần như thế, kết hợp HS tự đọc SGK, các em sẽ hiểu và tự làm được phép tính 9 + 1 = 10.
Gần đây, có một số giáo viên thích dùng các phương tiện hiện đại hơn để dạy học ở Tiểu học, như dùng máy chiếu qua đầu, dùng máy chiếu đa năng, dùng máy vi tính... Điều đó có thể là tốt. Chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về các loại hình dạy học này, song cũng cảm thấy còn thấy băn khoăn khi được dự vài giờ có sử dụng các phương tiện đó. Nếu chỉ dùng máy chiếu để “tải” các hình vẽ, đề bài toán hoặc bài chữa của GV... lên màn hình thì có thể cho HS tự xem hình trong SGK (Vốn đã được vẽ đẹp và chính xác), HS tự tri giác đề toán trong SGK (đó là ngôn ngữ viết chuẩn rồi), hoặc được tự chữa bài làm của mình (thay vì phải xem cô giáo chữa bài của bạn ở trên màn hình)...
Tôi mong muốn khi sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại để dạy học ở Tiểu học, GV hãy thận trọng hơn, khai thác hết tính ưu việt của nó, và trong bất cứ sử dụng hình thức tổ chức dạy học nào, cũng phải nhằm tác động tích cực tới người học.

Các bạn có thể kể tiếp những giờ học theo “mốt” kiểu này không ?


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

TIN BÀI MỚI NHẤT

THÔNG TIN CẦN BIẾT

LIÊN KẾT ỨNG DỤNG

LIÊN KẾT WEBSITE

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN